Các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp cho rằng đề án ‘Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở’ hợp với xu hướng chung của thế giới.
* TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT):
Mô hình đang được một số nước phát triển triển khai
Đề án của Bộ Lao động – thương binh và xã hội được thực hiện khá công phu. Quá trình học từ sau lớp 9 lên cao đẳng được chia thành ba giai đoạn. Trong đó sau hai năm đầu sẽ hoàn thành bậc sơ cấp, một năm sau sẽ hoàn thành bậc trung cấp và hai năm cuối sẽ hoàn thành bậc cao đẳng. Mô hình này cũng đã được một số nước phát triển đang triển khai.
Cần chuẩn bị thật chu đáo về tính pháp lý khi thực hiện đề án, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Bởi vì dù là chương trình thí điểm nhưng tấm bằng người học nhận được phải có giá trị sử dụng, không phải “tấm bằng thí điểm”.
Kế đến cần có đánh giá cụ thể nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, từ đó xác định quy mô và phạm vi đào tạo. Một số doanh nghiệp FDI ở nhiều nước có xu hướng chuộng tuyển những người tốt nghiệp lớp 12 rồi cho tham gia một số chương trình đào tạo riêng kéo dài vài tháng hơn là người lao động bậc cao đẳng.
Vì vậy, khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu về nguồn nhân lực sẽ giúp đề án đi vào thực tế, gắn với thị trường lao động và đạt được mục tiêu phân luồng tốt hơn.
Cuối cùng là rất chú ý đến đội ngũ giáo viên chất lượng. Chẳng hạn với mô hình KOSEN ở Nhật, có đến 40% người đứng lớp là giáo sư, 60% là tiến sĩ. Chi phí đào tạo được phân bổ cho một đơn vị là rất lớn, đồng thời các trường liên kết rất chặt với doanh nghiệp để giảng dạy và tạo cơ hội thực hành cho người học.
Nên được trao quyền linh hoạt hơn các môn văn hóa
Để đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào “mắt xích” là Bộ GD-ĐT.
Việc dạy các môn văn hóa cho các em tốt nghiệp lớp 9 học nghề theo quy định của Bộ GD-ĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên. Để các cơ sở giáo dục tự giảng dạy và làm việc trực tiếp với các cơ quan quản lý các môn văn hóa này sẽ hiệu quả hơn.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm. Chẳng hạn nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, sẽ được học nhiều hơn các môn toán, lý, hóa với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như văn, sử, địa.
Việc các trường có thể linh hoạt như vậy cũng sẽ giúp giảm bớt áp lực về các môn sở đoản mà còn giúp các em có thêm thời gian đầu tư các kiến thức, kỹ năng hữu ích cho công việc của mình sau này.
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN- Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
- Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
- Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
- Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
- Quy trình làm phách bài thi tự luận Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần đảm bảo những gì?
- Mở Lớp Liên Thông Cao Đẳng Điều Dưỡng Tháng 4/2022.
- Thời gian học văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Đà Nẵng là bao lâu?
- Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tham gia Ngày hội tuyển sinh 2023
- CÁCH PHÂN BIỆT CẢM CÚM THÔNG THƯỜNG VÀ DỊCH BỆNH CORONA