Chiếc xe ba gác của vợ chồng thầy Hưng, cô Thùy một tháng nay vào từng hẻm sâu của Sài Gòn, mang thực phẩm miễn phí đến với người nghèo.
Thầy Phùng Ân Hưng là giáo viên Vật lý trường THPT An Đông, quận 5, còn cô Nguyễn Thị Mộng Thùy dạy ở các trường tư. Ngoài dạy học, cặp vợ chồng ở phường 8, quận Gò Vấp còn trồng chuối xuất khẩu và kinh doanh. Cả hai là thành viên tích cực trong hoạt động thiện nguyện nhiều năm qua.
Năm nay khi dịch bệnh bùng phát, họ chở 80 tấn chuối từ Đồng Nai, hàng chục tấn rau về Sài Gòn phát miễn phí cho người dân. Từ đầu tháng 7, họ lại mở siêu thị 0 đồng trên chiếc xe ba gác, ưu tiên mang nhu yếu phẩm đến cho người khó khăn ở 24 quận, huyện Sài Gòn.
Ban đầu, vợ chồng thầy Hưng bỏ tiền túi mua gạo, trứng, cá hộp, chuối, rau cho siêu thị 0 đồng. Sau đó, họ được bạn bè, mạnh thường quân chung tay. Để công việc hoạt động nhịp nhàng và đảm bảo phòng chống dịch, thầy Hưng có các nhóm hỗ trợ xác minh, lên danh sách người cần hỗ trợ, đóng hàng và chở hàng. Các nhóm liên lạc với nhau trên mạng. Vợ chồng thầy Hưng làm nhiệm vụ điều hành, liên hệ nguồn hàng và vận chuyển.
Một ngày của vợ chồng thầy giáo thường bắt đầu lúc 6h bằng việc phân chia hàng hóa, sắp xếp vào bao rồi chất lên xe để 14h có thể chở đi phát. Tùy vào nguồn hàng và thực phẩm được ủng hộ, họ sẽ phân chia và mang đến cho từng nhóm người khó khăn. Đối tượng hỗ trợ rộng nên nhiều khi nguồn hàng cạn kiệt, họ phải xoay sở đủ cách để người dân không bị đứt bữa.
Theo cô Thùy, người khiếm thị thuộc nhóm yếu thế và khó hỗ trợ nhất. Họ ở tỉnh xa, lớn lên trong cô nhi viện hoặc không có người thân, lên Sài Gòn kiếm sống, không rành công nghệ và đường sá. Khi dịch bệnh bùng phát và yêu cầu giãn cách xã hội, họ tỏa đi khắp nơi, tìm đến cộng đồng của mình, co cụm với nhau trong những căn phòng trong hẻm sâu.
Thực phẩm, rau củ được các mạnh thường quân mang đến, nhưng phát ở chốt kiểm dịch đầu hẻm, khiến những người khiếm thị dò dẫm ra tới nơi cũng không còn gì. Các nhóm từ thiện không thể tiếp cận hay tìm ra họ để giúp đỡ do không có thông tin, số liên lạc hay địa chỉ chính xác. Họ vô tình bị bỏ lại trong những con hẻm tối, sống lay lắt qua ngày.
Đau đáu về cuộc sống của người khiếm thị, vợ chồng cô Thùy mất nhiều công sức mới tìm ra nơi họ ở. Dần dần, người nọ giới thiệu người kia, đến nay cô đã có danh sách 600 địa điểm có người khiếm thị sinh sống. Họ chỉ cần nhắn tin trên nhóm Zalo, vợ chồng cô sẽ xếp đồ vào túi rồi mang đến tận nơi. Thiếu thốn nhưng khi được nhận hai lần hoặc biết có hoàn cảnh người khuyết tật khác khó khăn hơn, họ sẵn sàng nhường lại và dè sẻn hết mức có thể để chờ lần sau.
“Nhận tin nhắn như ‘lâu rồi em chưa được ăn rau, lần này có rau, chị nhớ phần em một chút’ hay ‘nhà em sắp hết gạo, chị hỗ trợ em với’ thì dù là mấy giờ, mệt mỏi bao nhiêu chăng nữa tôi vẫn đi vì họ đang cần mình”, cô Thùy chia sẻ.
Với người đi xe lăn và người sáng mắt khác, vợ chồng cô Thùy sẽ chở siêu thị 0 đồng đến. Người dân sẽ xếp hàng, giữ khoảng cách và lần lượt lấy đồ.
Ban ngày đi phát thực phẩm, ban đêm vợ chồng cô Thùy mang cơm, bánh mì tới cho người vô gia cư, lượm ve chai và bán vé số. “Nhận được đồ ăn, có người lấy tay quệt nước mắt nói từ sáng chưa có gì vào bụng. Nhiều cụ già neo đơn, không gia đình mừng rỡ khi nhận được hộp cơm”, cô Thùy kể.
Nhiều hôm về tới nhà đã khuya, có người nhắn cảm ơn vì túi gạo hôm nay cứu đói được cả gia đình hay gói quà kịp thời đến tay người khiếm thị, hai vợ chồng thấy yên lòng. “Chúng tôi thường động viên nhau mình đủ duyên được giúp đỡ mọi người nên ráng hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người cảm thấy hạnh phúc, ấm áp là chúng tôi vui rồi”, cô Thùy nói.
Ngoài vận hành siêu thị 0 đồng, vợ chồng cô Thùy còn chở rau, củ, quả từ Đà Lạt về Sài Gòn và bán với giá phi lợi nhuận cho người dân cùng các nhóm từ thiện. Cô Thùy giải thích, nhiều người tự ái khi được cho đồ vì nghĩ rằng vẫn còn có thể mua được và nhường những phần miễn phí cho người cần hơn. Họ sẽ cảm thấy thoải mái và vui khi được mua với giá rẻ. Do đó, để giúp đỡ một cách “tế nhị”, thầy cô bỏ tiền đặt mua rau, củ và chở về phục vụ bà con, chấp nhận lỗ.
Nguồn: Vnexpress
Hiện tại, cả nước đang chung tay cùng nhau chống dịch covid19, trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam cũng san sẻ những lo lắng cùng các sĩ tử trong mùa thi năm nay, vì thế quy chế xét tuyển các chuyên ngành tại trường cũng được nới lỏng. Theo đó, thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp là đã có cơ hội trở thành sinh viên của trường.
Để tham gia xét tuyển, thí sinh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của nhà trường và gửi về địa của trường theo hai hình thức trực tiếp hoặc online. Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Phiếu đăng kí xét tuyển ( Download tại đây )
- 02 bản công chứng Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng THPT (BTVH) nếu thí sinh đã tốt nghiệp.
- 02 bản công chứng học bạ THPT (BTVH).
- 01 bản sao công chứng giấy Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân.
- 01 bản sao giấy khai sinh.
- 4 ảnh cỡ 3×4, 2 ảnh 4×6 (chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ): Ghi rõ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán sau ảnh.
- Các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).
Khi hoàn thiện hồ sơ, thí sinh có thể gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển theo các phương thức dưới đây. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, những thí sinh đạt đủ điều kiện sẽ được ban tư vấn tuyển sinh của trường liên hệ trực tiếp qua số điện thoại đăng ký.
Đăng ký nhận online tại: https://caodangcongngheyduocvietnam.edu.vn/dang-ky/
Nộp trực tiếp tại trường:
📬 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y DƯỢC VIỆT NAM
Hà Nội: , Cổ Nhuế I, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
CS2: 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
CS3: Tầng 3, toà nhà G2, Tổ 4, P. Chi Lăng, TP Pleiku, T. Gia Lai (Trong trường ĐH Lâm Nghiệp)
Mọi thông tin cần thiết vui lòng liên hệ:
Hotline ZALO: 0896464666 or 0242.023.8989
Website: http://caodangyduocvietnam.com
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN- Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
- Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
- Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
- Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484