Nội dung
BÀI 3
BỆNH HEN PHẾ QUẢN
MỤC TIÊU
– Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của cơn hen phế quản;
– Trình bày được cách điều trị cơn hen nhẹ và cơn hen vừa.
NỘI DUNG
I.Định nghĩa
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào, chủ yếu là tế bào Mast, bạch cầu ái toan (E), lympho T, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính (N) và các tế bào biểu mô phế quản, ở những cơ địa nhạy cảm gây nên những triệu chứng phổ biến như tắc nghẽn phế quản, sự tắc nghẽn này có thể hồi phục ngẫu nhiên hoặc do điều trị, cộng với tính tăng phản ứng của đường thở do nhiều tác nhân kích thích.
- Nguyên nhân
– Có cơ địa dị ứng.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Có thể trạng thần kinh dễ bị mất thăng bằng.
– Bộ hô hấp dễ bị kích thích.
III.Triệu chứng lâm sàng
– Cơn hen thường xảy ra về đêm, từ những cơ hội thuận lợi:
+ Thay đổi thời tiết.
+ Ăn uống, ngửi phải mùi vị đặc biệt.
+ Làm việc quá sức, cảm xúc, viêm nhiễm.
– Trong thể điển hình, cơn hen thường qua 3 thời kỳ:
Triệu chứng báo trước: Mệt mỏi, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, đỏ mắt, ho khan, đau tức ngực như có gì chẹn làm cho khó thở.
Cơn hen
Triệu chứng cơ năng: Khó thở. Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất của hen.
– Khó thở dữ dội tăng dần lên. Bệnh nhân đang nằm phải ngồi dậy để thở cảm thấy lo sợ, ngột ngạt, tắc nghẽn.
– Khó thở chậm: Tần số từ 8 lần đến 16 lần/phút.
– Khó thở thì thở ra: Thở ra khó, nên người bệnh phải há mồm và tỳ tay lên thành giường để thở. Thở ra rất khó nhọc và kéo dài, rồi hít vào nhanh và dễ dàng, gây ra tiếng khò khè, cò cử mà chính bệnh nhân cũng nghe thấy. Vì khó thở nhiều lần nên rất mệt mỏi, nói hổn hển, ngắt quãng.
Cơn hen có thể lâu hay chóng, dài hay ngắn. Có cơn hen từ 10 phút đến nửa giờ hoặc một vài giờ. Có cơn nặng kéo dài vài ba ngày, làm bệnh nhân hết sức lo sợ, hoang mang.
Triệu chứng thực thể: khám phổi sẽ thấy:
– Nhìn: Lồng ngực nở ra nhưng ít di động.
– Sờ: Rung thanh vẫn bình thường.
– Gõ: Tiếng gõ trong hơn bình thường.
– Nghe: Rì rào phế nang giảm nhiều, có nhiều ran khô (ran rít và ran ngáy) ở khắp hai bên phổi.
Triệu chứng X.quang:Lúc thở, lồng ngực không di động, cơ hoàng cũng kém di động. Các khoang liên sườn giãn rộng. Hai phế trường sáng khác thường, nhưng hai bên rốn phổi có những vết đen hơn (do ứ huyết).
Hếtcơn
Lúc bắt đầu hết cơn bệnh nhân ho khạc ra nhiều đờm, lúc đầu dính về sau dễ khạc hơn. Càng khạc ra nhiều đờm, bệnh nhân càng cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu, dễ thở và yên tâm. Đờm trong, óng ánh và dính.
IV.Triệu chứng cận lâm sàng
– X quang lồng ngực: ít khi chỉ định trong cơn khó thở
Lồng ngực căng ứ khí, có thể thấy xẹp phổi
– Xét nghiệm đờm thấy có nhiều bạch cầu ái toan và có nhiều tinh thể Saccô lâyden (Charcot Layden).
– Phân tích khí máu
V.Điều trị
1.Điều trị trong cơn
Nguyên tắc:
– Tăng khả năng thông khí.
– Giãn cơ trơn phế quản.
– Điều hoà nước và điện giải.
Cụ thể:
– Với cơn hen nhẹ:
Salbutamol 2mg, từ 4 viên đến 6 viên/ ngày hoặc khí dung Ventolin, hoặc Berodual.
– Với cơn hen trung hình:
+ Nằm đầu cao, hút đờm dãi. Thở oxy
+ Aminophylin hoặc Salbutamol 0,5mg truyền tĩnh mạch hoặc Adrenalin 1 mg (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da).
+ Nếu không đỡ, sau 1 giờ tiêm nhắc lại.
– Với cơn hen nặng:
+ Nằm đầu cao, hút đờm dãi, thở oxy. Nếu có suy hô hấp nặng phải đặt nội khí quản, thở máy.
+ Corticosteroid.
+ Điều hoà nước và điện giải.
+ Kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.
2.Điều trị ngoài cơn (dự phòng)
– Hạn chế và loại bỏ tiếp xúc với dị nguyên: thuốc lá, thuốc lào, bụi…
– Kháng viêm Corticoid dạng hít.
– Điều trị các ổ nhiễm trùng ở mũi, họng, xoang
– Thay đổi nơi làm việc và sinh sống, làm sạch môi trường sống.
– Tránh mọi sang chấn tinh thần.
– Tập thể dục liệu pháp.
VI.Phòng bệnh
– Không hút thuốc lào, thuốc lá, tránh các thức ăn hay vật dụng có khả năng gây cơn hen.
– Thay đổi và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho hợp lý.
– Tăng cường thể dụng liệu pháp, luyện tập khí công.
– Giữ ấm khi trời lạnh và tìm nơi khí hậu thích hợp./.
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN- Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
- Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
- Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
- Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
- Những điểm mới về chấm thi THPT Quốc gia 2020
- Cập nhật 7h00 ngày 10/2: Số ca tử vong lên tới 904 người, tìm ra loại khẩu trang vô hiệu hóa virus corona trong 5 phút
- Học Cao đẳng Y sĩ Đa khoa làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành
- Thời điểm ăn trái cây để tốt cho sức khỏe
- 20 câu trả lời giải đáp trọn vẹn thắc mắc về 2019-nCoV