Học ngành Xét nghiệm có tương lai không? Ra trường làm gì?

Được xem là một trong những ngành học có tính ứng dụng cao trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại và không thể thiếu trong các cơ sở y tế, ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học đang thể hiện sức hấp dẫn lớn đối với giới trẻ hiện nay. Nếu thí sinh quan tâm tới ngành Xét nghiệm y học và đang phân vân không biết có nên học ngành này hay không, hãy tham khảo bài viết dưới đây để đưa ra quyết định cho mình nhé!

Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì?

Xét nghiệm y học hay Xét nghiệm y khoa nhằm phát hiện và cung cấp chính xác thông tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh, làm căn cứ để bác sĩ đưa ra chẩn đoán, tiên lượng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

ngành kỹ thuật xét nghiệm y học

Mục tiêu của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học đó là cung cấp thông tin kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chuẩn bệnh nhanh chóng, phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay có đến hơn 70% kết quả chẩn đoán phải dựa vào xét nghiệm Y học, người làm công tác Xét nghiệm y học được gọi là Kỹ thuật viên xét nghiệm.

Tầm quan trọng của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

Trong bối cảnh khoa học ngày càng phát triển cùng với nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao, ngành Kỹ thuật xét nghiệm đóng vai trò quan trọng hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm (Covid -19, Ebola, SARS,…) khiến cho Xét nghiệm y học không thể thiếu trong khâu nghiên cứu và tìm ra phương án điều trị các loại bệnh này.

Sự ra đời của ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học được xem là bước tiến vĩ đại trong ngành y, giúp nâng cao chất lượng và sự chính xác trong công tác khám chữa bệnh. Mục đích của việc xét nghiệm là dự đoán nguy cơ mắc bệnh hoặc theo dõi được tình trạng bệnh để bác sĩ điều trị biết chính xác cấp độ bệnh cho người bệnh và bệnh nhân có ý thức phòng bệnh tốt 

>>> Trường Cao đẳng Công nghệ – Y Dược Việt Nam thông báo tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm y học

Thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Xét nghiệm y học hiện nay

Thực tế hiện nay, có rất nhiều thí sinh chưa hiểu đúng về bản chất của ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học nên đã thờ ơ, thậm chí có nhiều em còn coi đó là phương án dự bị nếu không trúng tuyển các ngành y đa khoa, dược. Tuy nhiên, nếu xét về lợi ích lâu dài, đây là ngành học mang lại nhiều lợi ích cho các em như:

  • Dễ dàng xin việc: Để phục vụ công tác khám chữa bệnh ngày một cao của người dân, nhiều cơ sở khám chữa bệnh nhà nước và tư nhân hình thành, kéo theo những đầu tư về máy móc hiện đại, rất cần nguồn nhân lực làm công tác xét nghiệm y học. Chính vì thế người học ngành xét nghiệm có cơ hội việc làm rất lớn.
  • Thu nhập ổn định: Không có những khoản thu nhập cao “ngất ngưởng” như các bác sĩ, song kỹ thuật viên xét nghiệm y học vẫn thuộc top những người có thu nhập đáng mơ ước.
  • Ít cạnh tranh: Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là ngành khá đặc thù, cần có sự đào tạo chuyên sâu ở các trường, khoa chuyên về xét nghiệm. Do vậy người từ ngành học khác không thể làm trái ngành sang được. Hơn nữa, không giống như các ngành dược, y đa khoa hay điều dưỡng có quá nhiều thí sinh, ngành kỹ thuật xét nghiệm vẫn chiếm một tỉ lệ vừa phải nên thí sinh không phải lo lắng vấn đề cạnh tranh nhau.

Hiện tại, theo thống kê nước ta có khoảng 22 bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương trực thuộc bộ Y tế và gần 100 bệnh viện đa khoa tỉnh, khu vực cùng khoảng hơn 65 bệnh viện chuyên khoa. Cùng với đó, các cơ sở y tế tư nhân như bệnh viện, phòng khám, phòng mạch tư nở rộ trong thời gian gần đây cũng mở ra nhiều cơ hội cho những bạn theo học ngành Xét nghiệm y học.

>>> Tham khảo thêm: Ngành xét nghiệm y học lương bao nhiêu?

ngành xét nghiệm y học học những gì

Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân lực ngành Xét nghiệm y học lại trở nên trầm trọng hơn khi các công ty của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, chính thực tế này đã tạo ra các vị trí, việc làm phong phú cho cử nhân ngành Xét nghiệm y học, với mức lương khởi điểm hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.

>>> Tìm hiểu thêm chương trình đào tạo văn bằng 2 Xét nghiệm

Sinh viên ngành xét nghiệm y học học những gì?

Mỗi trường sẽ thiết kế khung chương trình đào tạo ngành Xét nghiệm y học khác nhau tùy thuộc vào thời gian đào tạo và hệ đào tạo của trường. Tuy nhiên về cơ bản các môn học trong chuyên ngành Xét nghiệm y học của các trường khá tương đồng, chỉ khác về một số môn chung và số tiết đào tạo. Sinh viên sẽ được học 6 chuyên ngành chính gồm: Xét nghiệm hóa sinh, Xét nghiệm huyết học, Xét nghiệm vi sinh, Xét nghiệm ký sinh trùng giải phẫu bệnh và sinh học phân tử.

Tai trường Cao đẳng Công nghệ – Y Dược Việt Nam, bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, sinh viên chuyên ngành Xét nghiệm y học còn được trang bị các kiến thức ngành nghề xét nghiệm trong bối cảnh thực tế của bệnh viện từ khâu tổ chức, phân luồng làm việc, Lấy – nhận – chuyển bệnh nhân, Giao tiếp và ứng xử thích hợp với bệnh nhân, đồng nghiệp, với lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng ban.

>>> Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành xét nghiệm y học

ngành xét nghiệm y học

Nhà trường luôn luôn mong muốn đào tạo một đội ngũ nhân lực “giỏi về chuyên môn – tốt về kỹ năng”. Do đó bên cạnh các hoạt động học tập, các bạn sinh viên còn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa hay các buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng của mình như: Kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới,…

Thí sinh khu vực miền Nam quan tâm tới chương trình Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm y học tại trường Cao đẳng Công nghệ – Y Dược Việt Nam, có thể xem chi tiết thông tin tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm y học 2024

Học Kỹ thuật xét nghiệm y học ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Xét nghiệm y học có cơ hội việc làm tại các vị trí sau:

  • Tổ chức, đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ bệnh nhân chuẩn bị trước khi tiến hành lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm.
  • Pha hóa chất, thuốc thử và chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, để thực hiện các kỹ thuật Xét nghiệm.
  • Thực hiện các kỹ thuật xác định Vi sinh vật, Ký sinh trùng gây bệnh, Phân tích các chất trong máu, dịch sinh vật, thực hiện công tác an toàn truyền máu và kiểm tra hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Sử dụng thành thạo những trang thiết bị tự động hóa để thực hiện các Xét nghiệm.
  • Phân tích và nhận định kết quả xét nghiệm trợ giúp cho các bác sĩ lâm sàng.
  • Thiết lập, điều chỉnh và kiểm tra các quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng các xét nghiệm.
  • Một số KTV xét nghiệm trình độ cao còn là người hướng dẫn cho các KTV xét nghiệm ở trình độ thấp và tham gia nghiên cứu khoa học phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành.

ngành kỹ thuật xét nghiệm y học học những gì

Sinh viên ngành Xét nghiệm y học có cơ hội làm việc tại:

  • Khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến cơ sở.
  • Phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm y tế dự phòng cấp tỉnh/ huyện…
  • Các cơ quan/tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
  • Các trường Đại học, cao đẳng có đào tạo các chuyên ngành về khoa học sức khỏe.
  • Các phòng khám đa khoa, trung tâm xét nghiệm khác…

Sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Xét nghiệm y học có thể chọn học liên thông Cao đẳng xét nghiệm để mở rộng kiến thức, nâng cao giá trị bằng cấp, từ đó có ưu thế cạnh tranh trên thị trường lao động.

Có thể thấy, trong tương lai ngành Xét nghiệm y học sẽ ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên theo học ngành này. Chỉ cần các em giữ vững đam mê và không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kỹ năng, chắc chắn các em sẽ thành công. Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các em hiểu hơn về ngành Xét nghiệm y học và đưa ra quyết định cho mình.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật xét nghiệm y học học trường nào?

 

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN
  • Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
  • Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
  • Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
  • Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
banner xét tuyển