Người mắc hội chứng sợ máu có học được điều dưỡng không?

Gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với máu là một trong những rào cản lớn nhất cho những bạn đam mê và muốn theo đuổi chuyên ngành điều dưỡng. Tuy nhiên, người bị chứng sợ máu vẫn có thể trở thành chuyên viên điều dưỡng khi có được những biện pháp phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trả lời cho câu hỏi: “Sợ máu có học được điều dưỡng không?”, từ đó giúp bạn đưa ra những biện pháp phù hợp để có thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình.

1. Hội chứng sợ máu là gì? 

Hội chứng sợ máu (Hemophobia) là một hội chứng bắt gặp ở nhiều người, không kể giới tính, độ tuổi,… Theo các bác sĩ, hội chứng sợ máu là một bệnh về tâm lý, một dạng ám ảnh, khi thấy máu nhịp tim sẽ tăng đột ngột, sau đó giảm sâu khiến máu trong cơ thể không thể lưu thông. Hội chứng này còn khiến những người bệnh có những biểu hiện như: Buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh hay ngất xỉu,…

sợ máu học điều dưỡng 1

Nguyên nhân chính của việc sợ máu có thể bắt nguồn từ việc lúc nhỏ bị thương nghiêm trọng khiến bạn bị ám ảnh. Hay một số nhà tâm lý học cho biết, căn bệnh này có thể đến từ việc người bệnh thường xuyên bị nhồi nhét về suy nghĩ sợ máu từ khi còn nhỏ như: “trong máu chứa nhiều vi khuẩn”, hay “mất một giọt máu sẽ chết”. Từ đó, nỗi sợ lớn dần và hình thành nên hội chứng sợ máu.

sợ máu học điều dưỡng

Ngoài ra, nguyên nhân của hội chứng sợ máu cũng có thể đến từ việc di truyền từ người thân, hay người bệnh tiếp xúc với những tình huống trong phim ảnh, cảnh giết người đẫm máu gây nên nỗi ám ảnh ở một số người. Tuy nhiên, nguyên nhân này không phổ biến.

sợ máu học điều dưỡng

Mắc phải hội chứng sợ máu sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, lo lắng, sợ bị chấn thương dẫn đến lười vận động. Ngoài ra, căn bệnh này cũng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của những người bệnh, đặc biệt là những người có mong muốn, đam mê theo đuổi những chuyên ngành như y khoa, điều dưỡng,…

sợ máu học điều dưỡng

2. Đặc thù công việc của ngành điều dưỡng

Điều dưỡng – ngành nghề với cơ hội việc làm tốt, mức lương ổn định, cùng với việc cống hiến cho xã hội những giá trị tốt đẹp đang là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các bạn trẻ. Đây cũng là chuyên ngành được các bạn trẻ hiện nay rất quan tâm và luôn mong muốn được theo học tại các trường đại học.

sợ máu học điều dưỡng

Công việc đặc thù của ngành điều dưỡng là theo dõi, chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Công việc này đòi hỏi các chuyên gia y tế phải tiếp xúc trực tiếp với máu,  hay những chất lỏng khác của người bệnh. Chính vì tính chất đặc thù của công việc mà những bạn mắc hội chứng sợ máu có thể bị cản trở trong công việc vì căn bệnh tâm lý của mình.

sợ máu học điều dưỡng

Ngoài ra, khi theo học chuyên ngành điều dưỡng, các bạn có thể có làm những công việc sau:

  • Điều dưỡng trực tiếp: Làm việc, chăm sóc và giám sát sức khỏe trực tiếp cho bệnh nhân, theo dõi triệu chứng của người bệnh và báo cáo trực tiếp cho các bác sĩ và chuyên gia y tế.

sợ máu học điều dưỡng

  • Điều dưỡng chuyên môn: đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt và phức tạp hơn trong quá trình chăm sóc bệnh nên như điều trị chuyên môn, đặt dịch, phát hiện, ngăn ngừa các biến chứng của người bệnh.

sợ máu học điều dưỡng

  • Quản lý điều dưỡng: đảm nhận các nhiệm vị quản lý nhân viên, phân bổ công việc, quản lý tài liệu và thuốc của người bệnh, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh luôn ở mức tốt nhất.

sợ máu học điều dưỡng

  • Giáo dục điều dưỡng: trở thành giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học

sợ máu học điều dưỡng

3. Mắc chứng sợ máu có nên học điều dưỡng không?

Việc mắc chứng sợ máu có thể gây khó khăn trong việc theo học các chuyên ngành Điều dưỡng bởi ngành nghề này đòi hỏi các chuyên gia y tế phải làm việc trực tiếp với máu và các chất lỏng trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, những khó khăn sẽ không thể trở thành trở ngại nếu bạn đủ quyết tâm và đam mê với ngành nghề này. Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm bớt sự sợ hãi với máu, từ đó tăng cường khả năng làm việc trong môi trường y tế:

  • Học cách quản lý cảm xúc: Bạn có thể học cách điều khiển cảm xúc, giảm bớt căng thẳng, kiểm soát sự sợ hãi khi tiếp xúc với máu. Những kĩ năng này sẽ có trong những liệu trình khi bạn tìm đến với các bác sĩ tâm lý hoặc bạn có thể trực tiếp tìm hiểu và thực hành tại nhà.

sợ máu học điều dưỡng

  • Tìm hiểu kĩ thuật xử lý máu: Tìm hiểu về kĩ thuật xử lý máu sẽ giúp bạn vượt qua được những rào cản tâm lý hay những suy nghĩ cản trở như: “trong máu chứa nhiều vi khuẩn”. Điều này cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc trực tiếp với các bệnh nhân

sợ máu học điều dưỡng

  • Lựa chọn chuyên ngành phù hợp: Nếu hội chứng sợ máu của bạn không thể giảm thiểu khi đã tìm đến với các bác sĩ tâm lý hoặc sau khi đã thực hiện những biện pháp trên, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những chuyên ngành khác liên quan đến y tế như: y học cộng đồng, quản lý dịch vụ y tế và quản lý y tế.

sợ máu học điều dưỡng

4. Học cao đẳng điều dưỡng tốt nhất ở đâu?

Nếu bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành nghề Điều Dưỡng, Trường Cao đẳng Công nghệ y dược Việt Nam là một trong những sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Với 18 năm xây dựng và phát triển, 6 cơ sở trải dài từ Bắc vào Nam, 70% đội ngũ giảng viên đầu ngành với chuyên môn cao, chính sách học phí hợp lý, trường cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm tốt, được làm đúng chuyên ngành của mình. 

sợ máu học điều dưỡng

Nếu bạn mong muốn được tư vấn về chuyên ngành điều dưỡng hay những chuyên ngành liên quan đến y tế, mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Website: https://caodangyduocvietnam.com/ 

Số điện thoại: 089.6464.666 – 0348.884.882

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN
  • Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
  • Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
  • Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
  • Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
banner xét tuyển