Phân biệt giữa hộ lý và điều dưỡng

Nhiều người vẫn nhầm tưởng điều dưỡng và hộ lý là một. Nhưng thật ra đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Vậy điều dưỡng và hộ lý khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây. 

Điểm chung giữa hộ lý và điều dưỡng

  • Hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân từ ăn uống đến sinh hoạt
  • Theo dõi bệnh nhân, ghi chép, báo cáo, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ
  • Đều có trách nhiệm hướng dẫn bệnh nhân và gia đình về cách chăm sóc sau khi xuất viện và cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe cơ bản
  • Chịu trách nhiệm quá trình chăm sóc tổng thể của bệnh nhân và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và các chuyên gia trị liệu để xây dựng một phác đồ chăm sóc toàn diện
  • Tư vấn về dinh dưỡng, tâm lý, và các phương pháp chăm sóc sức khỏe, chú trọng đến việc giúp đỡ người già thực hiện các hoạt động cá nhân và xã hội.

cao đẳng y sỹ đa khoa

Sự khác nhau giữa hộ lý và điều dưỡng

Hộ lý Điều dưỡng
Khái niệm Hộ lý là những người phụ trách giúp đỡ, chăm sóc bệnh nhân bao gồm các công việc như ăn uống, vệ sinh cá nhân,… Đồng thời, hộ lý cũng là người hỗ trợ các bác sĩ, y tá để chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau đó báo cáo lại tình hình.  Điều dưỡng là một trong những ngành thuộc hệ thống y tế nhằm nâng cao, cải thiện và bảo vệ sức khỏe con người. Cụ thể như xoa dịu nỗi đau thông qua quá trình chẩn đoán và cung cấp tư vấn về các vấn đề y học để tạo ra các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.
Nhiệm vụ
  • Thực hiện việc thay đồ và đổi đồ vải cho người bệnh theo đúng quy định.
  • Xử lý đổ bô và các chất thải từ người bệnh.
  • Tiến hành cọ rửa và tiệt trùng các dụng cụ chứa chất thải của người bệnh, đảm bảo luôn khô ráo và sạch sẽ.
  • Thực hiện di chuyển người bệnh đến các phòng thủ thuật và trở về phòng bệnh. 
  • Thu gom vệ sinh rác và các chất thải hàng ngày. 
  • Vệ sinh các buồng tắm, phòng bệnh, hành lang,… sạch sẽ, ngăn nắp. 
  • Thực hiện quản lý thu gom rác theo quy định
  • Tập trung và phân loại rác từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật, sau đó đặt chúng vào thùng rác chung của khoa.
  • Buộc túi ni lông rác khi nó đã đầy khoảng 2/3, sau đó dán nhãn và ghi rõ họ tên của khoa lên nhãn.
  • Bảo quản tài sản đã được phân công
  • Giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân và người nhà liên quan đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Tiếp đón bệnh nhân và hỗ trợ trong các thủ tục khám chữa bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị.
  • Chăm sóc bệnh nhân và hướng dẫn về cách tự chăm sóc để đạt được phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Áp dụng kỹ năng xử lý lâm sàng và theo dõi sát sao tình trạng tiến triển của bệnh nhân.
  • Động viên tinh thần, truyền đạt mong muốn và nguyện vọng của bệnh nhân đến bác sĩ chịu trách nhiệm.
  • Trong trường hợp bệnh nhân tử vong, thực hiện các thủ tục và giấy tờ cần thiết để bàn giao cho gia đình hoặc đơn vị quản lý xác.
  • Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị y tế, máy móc, và dụng cụ trong bệnh viện theo các chỉ định cụ thể và phân công công việc.
Thời gian đào tạo Trải qua khóa đào tạo sơ cấp từ 9- 12 tháng tại các cơ sở đào tạo ngành.  Trải qua khoảng 3 năm đối với bậc Cao đẳng, 4 năm đối với bậc Đại học, thậm chí có thể kéo dài nếu học cao hơn. 

>>> Tham khảo thêm: Cao đẳng điều dưỡng học mấy năm?

Lựa chọn nên học hộ lý hay điều dưỡng? 

Sau khi hiểu rõ sự khác biệt giữa điều dưỡng và hộ lý, liệu bạn có đang băn khoăn việc chọn học điều dưỡng hay hộ lý. Thực tế, đây là hai lĩnh vực công việc độc lập, tuy nhiên, cả hai đều tập trung chủ yếu vào việc chăm sóc những người bệnh bao gồm cả người cao tuổi.

Vì vậy, bạn có toàn quyền lựa chọn giữa việc theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực điều dưỡng hoặc hộ lý. Nếu bạn thích làm việc tại bệnh viện và chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân thì hộ lý có thể là sự lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn mong muốn chuyên sâu vào một chuyên ngành cụ thể, học điều dưỡng có thể là lựa chọn tốt, chẳng hạn như trở thành điều dưỡng nha khoa hoặc điều dưỡng viên tại viện dưỡng lão.

điều dưỡng và hộ lý

Ngoài ra, nếu theo học nghề điều dưỡng hoặc hộ lý bạn sẽ có cơ hội làm việc ở những quốc gia như Nhật Bản, Đức và các quốc gia khác, bởi vì cả hai lĩnh vực này đang đối diện với tình trạng thiếu hụt nhân lực. Tóm lại, quyết định nên học ngành nào nên dựa trên sở thích cá nhân và hướng nghiệp mục tiêu để chọn được công việc phù hợp nhất cho bản thân!

Trên đây là các thông tin chi tiết để phân biệt giữa hộ lý và điều dưỡng. Hy vọng rằng bạn đã hiểu về vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng biệt của từng vị trí trong lĩnh vực y tế. Nếu bạn đang có ý định học nghề điều dưỡng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhiệt tình. 

 

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN
  • Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
  • Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
  • Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
  • Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
banner xét tuyển