Phân biệt quầy thuốc và nhà thuốc

Quầy thuốc và nhà thuốc đều là hình thức kinh doanh dược phẩm, nhưng thực tế chúng có các chức năng và phạm vi hoạt động khác nhau. Vậy sự giống nhau và khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc là gì? Hãy cùng chúng tôi làm rõ hai khái niệm này trong bài viết dưới đây!

quầy thuốc và nhà thuốc

Điểm giống nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về điểm giống nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc. Cả hai đều có một số điểm chung như sau:

  • Cung cấp sản phẩm y tế: Quầy thuốc và nhà thuốc đều có chức năng cơ bản là cung cấp thuốc và sản phẩm y tế cho người tiêu dùng. Đây là những địa điểm quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe của người dân một cách hiệu quả. 
  • Hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước: Dù là quầy thuốc hay nhà thuốc thì vẫn phải hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, đồng thời tuân thủ một loạt các quy định và quy tắc được đề ra, đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm y tế được phân phối.
  • Bán các sản phẩm không kê đơn: Quầy thuốc và nhà thuốc đều có thể bán các sản phẩm không kê đơn như vitamin, thực phẩm bổ sung, sản phẩm chăm sóc da và các vật phẩm y tế khác mà không cần có đơn thuốc từ bác sĩ.

quầy thuốc và nhà thuốc

Điểm khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Quầy thuốc và nhà thuốc là hai khái niệm rất quen thuộc, tuy nhiên vẫn có không ít người không thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc:

Tiêu chí so sánh Quầy thuốc Nhà thuốc
Người phụ trách chuyên môn Dược sĩ trình độ trung học, ít nhất 18 tháng thực hành chuyên môn tại các cơ sở Dược. Dược sĩ trình độ Đại học, ít nhất từ 2 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở Dược phù hợp.
Phạm vi hoạt động Bán lẻ thuốc thành phẩm. Bán lẻ thuốc thành phẩm và các loại thuốc theo đơn.
Địa bàn hoạt động Hoạt động tại địa bàn xã, huyện và các huyện ngoại thành của tỉnh, huyện ngoại thành trực thuộc thành phố Trung Ương. Không giới hạn địa bàn hoạt động.
Quyền hạn với đơn thuốc khách cấp Không được phép thay thế thuốc trong đơn thuốc. Được phép thay thế thuốc cùng loại trong đơn khi người mua thuốc đồng ý.

Điều kiện mở quầy thuốc, nhà thuốc

Điều kiện để mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Quốc hội đã thông qua “Điều kiện mở nhà thuốc là gì?” trong bản dự thảo về Luật Dược vào ngày 10/04/2016, thông qua đó, có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này và mong muốn nắm rõ các quy định cần thiết trước khi thực sự mở quầy thuốc và nhà thuốc để tự kinh doanh.

Kiến thức chuyên môn

Để mở nhà thuốc, yêu cầu cơ bản của người phụ trách chính là tốt nghiệp ngành Dược sĩ hệ Đại học trở lên và phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hành ngành Dược tại các cơ sở chuyên nghiệp về thuốc. 

Trong khi đó, để mở quầy thuốc, bạn cần tốt nghiệp từ Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp ngành Dược và có ít nhất 1,5 năm kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc.

quầy thuốc và nhà thuốc

Với các yêu cầu nêu trên, có thể thấy rằng sau khi tốt nghiệp Trung cấp Dược và tích lũy khoảng 18 tháng kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở kinh doanh thuốc, Dược sĩ chỉ đủ điều kiện để mở quầy thuốc. Tuy nhiên, để được phép mở nhà thuốc, họ phải tiếp tục học liên thông lên Đại học và thực hiện thêm thời gian thực hành nghề để đáp ứng các yêu cầu cần thiết.

Chứng chỉ hành nghề

Ngoài điều kiện học vấn và kinh nghiệm, những người muốn mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc cần có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp. Chứng chỉ này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo người mở cửa hàng có đủ kiến thức và kỹ năng để cung cấp sản phẩm y tế một cách an toàn và hiệu quả.

Theo đó, để có thể được phép cấp chứng chỉ hành nghề Dược, bạn phải có một trong các điều kiện sau đây:

  • Tốt nghiệp đại học các ngành: Dược, Y đa khoa, Y học cổ truyền, Dược học cổ truyền,…
  • Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp các ngành: Dược, ngành Y, Y học cổ truyền, Dược học cổ truyền…
  • Có chứng chỉ sơ cấp Dược; giấy chứng nhận về lương Dược, lương Y; giấy chứng nhận hoặc văn bằng bài thuốc gia truyền; các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về Y Dược được cấp trước khi bộ Luật Dược được thông qua ngày 10/04/2016 có hiệu lực.

quầy thuốc và nhà thuốc

Giấy phép kinh doanh

Ngoài các điều kiện về học vấn và chứng chỉ hành nghề, việc mở quầy thuốc hoặc nhà thuốc cũng đòi hỏi người mở cửa hàng phải có giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây là một điều rất quan trọng và bắt buộc để quyết định bạn có được phép mở cửa hàng nhằm mục đích hoạt động kinh doanh hay không.

Việc kinh doanh thuốc tây đòi hỏi cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý. Để bắt đầu, bạn phải hoàn thành một loạt thủ tục quan trọng như sau:

  • Chứng chỉ hành nghề Y: Đối với nghề Dược sĩ, cần phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành và đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp. Đối với quầy thuốc tây, bạn cần có bằng từ Trung Cấp dược trở lên và ít nhất 18 tháng kinh nghiệm làm việc trong ngành.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Để hoạt động kinh doanh, bạn cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban Nhân dân cấp.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề: Để mở nhà thuốc GPP (Good Pharmacy Practice – Thực hành Nhà thuốc tốt), bạn phải đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực cụ thể. Thông thường, đánh giá và tái xét giấy chứng nhận này diễn ra mỗi 3 năm một lần.

Những quy định pháp lý nghiêm ngặt này đảm bảo rằng các cửa hàng kinh doanh thuốc tây hoạt động theo đúng quy tắc và đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

quầy thuốc và nhà thuốc

Các điều kiện khác

Bên trên là các điều kiện bắt buộc phải có để bạn có thể mở nhà thuốc hoặc quầy thuốc theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ các điều kiện liên quan đến kinh doanh như:

  • Chi phí thuê mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị: Việc kinh doanh thuốc cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư đáng kể để thuê mặt bằng, trang thiết bị, cơ sở vật chất và mua các loại thuốc. Chi phí mở quầy thuốc/nhà thuốc tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng.
  • Duy trì nguồn cung hợp lý: Trong quá trình kinh doanh, việc duy trì nguồn cung cấp thuốc chất lượng và giá cả hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì khách hàng. Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu và quản lý chi phí nhập hàng, thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp đáng tin cậy và duy trì uy tín trong việc cung cấp sản phẩm y tế.

Bài viết trên đây đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về quầy thuốc và nhà thuốc, từ đó đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau cho những người có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh nhằm đảm bảo sự an toàn và chất lượng trong việc cung cấp thuốc cho người dân.

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN
  • Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
  • Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
  • Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
  • Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
banner xét tuyển