Điều dưỡng viên là lực lượng đóng vai trò quan trọng tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những chức năng nhiệm vụ của vị trí này phải thực hiện. Bài viết dưới đây của Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam sẽ nêu ra 12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên, giúp các em có cái nhìn tổng quan về ngành này.
Nội dung
- 1 Điều dưỡng viên là gì?
- 2 Vai trò của Điều dưỡng viên
- 3 12 Nhiệm vụ quan trọng của một điều dưỡng viên
- 3.1 Động viên tinh thần bệnh nhân
- 3.2 Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện vệ sinh cá nhân
- 3.3 Chăm lo dinh dưỡng cho bệnh nhân
- 3.4 Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện phục hồi chức năng
- 3.5 Chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hấp hối
- 3.6 Chăm sóc bệnh nhân được chỉ định điều trị phẫu thuật
- 3.7 Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc
- 3.8 Ghi chép hồ sơ bệnh án
- 3.9 Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
- 3.10 Đảm bảo an toàn, phòng ngừa sai sót trong chăm sóc bệnh nhân
- 3.11 Theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình của người bệnh
Điều dưỡng viên là gì?
Điều dưỡng viên là những người hoạt động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ các bác sĩ trong việc điều trị cho bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Công việc chính của điều dưỡng viên là chăm sóc sức khỏe và giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình khám và chữa bệnh, theo dõi tiến triển bệnh và báo cáo cho bác sĩ phụ trách.
Nói cách khác, điều dưỡng viên là những người có kiến thức nền tảng cơ bản về ngành điều dưỡng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trong việc chăm sóc cũng như hồi phục sức khỏe bệnh nhân trong quá trình điều trị.
>>> Giải đáp: Ngành điều dưỡng nên học đại học hay cao đẳng?
Vai trò của Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên là mắt xích quan trọng trong công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Họ là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân, đảm bảo an toàn và thoải mái cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.
Vai trò của Điều dưỡng viên là không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Họ không chỉ chăm sóc và điều trị bệnh nhân, mà còn giúp tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng. Với sự đóng góp đa chiều của mình, điều dưỡng viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của cộng đồng.
12 Nhiệm vụ quan trọng của một điều dưỡng viên
Tùy vào từng vị trí công việc, điều dưỡng viên có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng về cơ bản, một điều dưỡng viên sẽ thực hiện 12 nhiệm vụ sau:
Động viên tinh thần bệnh nhân
Đối với người bệnh, tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực trong điều trị bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh. Trong khi đó, điều dưỡng viên là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, có nhiệm vụ giao tiếp, trao đổi, lắng nghe những lo lắng, khó khăn của người bệnh với thái độ ân cần và có sự thấu cảm.
Cùng với đó, điều dưỡng viên phải khéo léo động viên tinh thần bệnh nhân, giúp người bệnh và người nhà an tâm trong quá trình điều trị. Từ đó hợp tác tốt nhất với bác sĩ điều trị, gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.
Trong trường hợp bệnh nhân cần tư vấn về bệnh và phương pháp điều trị, điều dưỡng viên có nhiệm vụ giải đáp kịp thời những băn khoăn của bệnh nhân. Cố gắng bảo đảm sự an toàn, phòng tránh những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần người bệnh.
Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện vệ sinh cá nhân
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ chăm lo vệ sinh cá nhân của người bệnh, bao gồm vệ sinh thân thể, hỗ trợ thay mặc quần áo, hỗ trợ bệnh nhân đại tiện – tiểu tiện,…
Nhiệm vụ chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh của điều dưỡng viên được chia thành 3 cấp độ sau:
- Bệnh nhân cần chăm sóc vệ sinh cá nhân cấp độ I do điều dưỡng và hộ lý thực hiện
- Bệnh nhân cần chăm sóc vệ sinh cá nhân cấp độ II và cấp độ III sẽ do điều dưỡng viên và hộ sinh viên thực hiện, đồng thời sẽ được hỗ trợ khi cần thiết.
>>> Tham khảo thêm Học cao đẳng điều dưỡng có dễ xin việc không?
Chăm lo dinh dưỡng cho bệnh nhân
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ phối hợp với bác sĩ điều trị đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân để có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp.
Nhiệm vụ của điều dưỡng viên là theo dõi, ghi chép kết quả thực hiện chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân vào phiếu chăm sóc. Đây là căn cứ để các bác sĩ có phương án điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho người bệnh.
Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện phục hồi chức năng
Đối với bệnh nhân cần đến vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng hoạt động, nhiệm vụ của điều dưỡng viên là hỗ trợ người bệnh nhân luyện tập, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh đó, điều dưỡng viên có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để theo dõi, đánh giá kết quả tập luyện và hiệu quả tập luyện của bệnh nhân.
>>> Tìm hiểu thêm cao đẳng điều dưỡng học những môn gì
Chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hấp hối
Nhiệm vụ của điều dưỡng là bố trí buồng bệnh thích hợp cho người bệnh để thuận tiện trong việc chăm sóc và điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của những người bệnh khác.
Điều dưỡng có nhiệm vụ thông báo và giải thích cụ thể tình trạng của người bệnh cho người nhà bệnh nhân. Tạo điều kiện tốt nhất để người nhà ở bên cạnh chăm sóc người bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân được chỉ định điều trị phẫu thuật
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cách chuẩn bị trước phẫu thuật. Cụ thể, điều dưỡng viên sẽ giúp bệnh nhân hoàn thiện các thủ tục hành chính, kiểm tra kỹ lưỡng công tác chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật, điều dưỡng viên cần thực hiện theo dõi, đánh giá tình trạng phục hồi của bệnh nhân và báo cáo lại với bác sĩ điều trị.
Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc
- Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng các loại thuốc theo đúng y lệnh của bác sĩ điều trị trước khi cho bệnh nhân sử dụng, bao gồm: tên thuốc, hạn sử dụng, đường dùng thuốc, liều dùng,…
- Theo dõi quá trình sử dụng thuốc của người bệnh, đảm bảo người bệnh uống thuốc đủ, đúng theo liều dùng đã chỉ định.
- Theo dõi phản ứng phụ trong quá trình bệnh nhân sử dụng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị để có phương án xử lý kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình dùng thuốc cho bệnh nhân để làm tăng hiệu quả của thuốc và hạn chế tối đa những sai sót không mong muốn trong chỉ định và sử dụng thuốc.
Ghi chép hồ sơ bệnh án
Nhiệm vụ của điều dưỡng là ghi chép các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh một cách chính xác và khách quan. Đảm bảo thống nhất thông tin trong hồ sơ bệnh án với công tác chăm sóc người bệnh thực tế. Trường hợp phát hiện có sai khác, phải trao đổi và thống nhất giữa những người tham gia vào quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
Nhiệm vụ của điều dưỡng viên là thực hiện theo dõi, giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị những biến chứng, phản ứng, dấu hiệu xấu ở tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có biện pháp xử trí kịp thời.
Đồng thời, điều dưỡng viên cần tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật chuyên môn và kỹ thuật vô khuẩn trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Đảm bảo an toàn, phòng ngừa sai sót trong chăm sóc bệnh nhân
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là tránh những sai sót, nhầm lẫn trong quy trình sử dụng thuốc hay thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh.
Định kỳ điều dưỡng viên cần tổ chức phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong quá trình chăm sóc bệnh nhân cho các bác sĩ để đề ra phương pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình của người bệnh
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ đánh giá tình trạng sức khoẻ ban đầu khi bệnh nhân đến khám bệnh và phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi, giám sát sức khỏe từng bệnh nhân.
Trong suốt quá trình điều trị, điều dưỡng viên cũng cần thường xuyên giám sát và ghi chép kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và theo yêu cầu của bác sĩ phụ trách chính.
Bài viết trên đây đã nêu đầy đủ 12 nhiệm vụ của điều dưỡng viên làm việc tại bệnh viện và các cơ sở y tế. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các thí sinh có mong muốn theo học ngành Điều dưỡng có cái nhìn tổng quan về ngành, từ đó đưa ra quyết định cho ngành học của mình.
=>> Xem thêm: Ngành Cao đẳng điều dưỡng học mấy năm thì ra trường?
Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y - Dược Việt Nam
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO - TUYỂN SINH - TIẾP NHẬN HỒ SƠ SINH VIÊN- Cơ sở Tân Phú (TP. HCM): 12 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Cơ sở Đà Nẵng 2: 42 - 46 Phan Châu Trinh, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
- Cơ sở Bắc Từ Liêm (Hà Nội): 40 Trần Cung, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
- Cơ sở TPHCM : 23-25 Nguyễn Văn Vịnh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở Gia Lai: tầng 3, tòa nhà G2, tổ 4, phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai
- Tư vấn tuyển sinh: 089.6464.666 - 0966.848484
- Học văn bằng hai cao đẳng Điều dưỡng ở đâu?
- HƯỚNG DẪN KHAI BÁO Y TẾ TỰ NGUYỆN – TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ Y – DƯỢC VIỆT NAM
- Các khối thi Đại học 2024 và các ngành nghề tương ứng
- Dịch COVID-19 ngày 23-2: Hàn Quốc 4 người chết, 123 ca nhiễm mới
- Tốt Nghiệp Y Sỹ Đa Khoa Học Lên Cao Đẳng Xét Nghiệm Như Thế Nào?